Ý nghĩa của việc đặt tên.
Tên gọi dùng để phân biệt người này với người khác. Nhưng không chỉ đơn giản như vậy, nó chứa đựng nhiều ý nghĩa, khi thì là một kỷ niệm, lúc lại gửi gắm mong muốn của đấng sinh thành.
Cái tên theo chúng ta suốt cả cuộc đời, tên có thể là niềm tự hào, hãnh diện, là nguồn động lực nâng bước. Nhưng cũng có người cảm thấy xấu hổ, tủi thân, thậm chí tức giận khi có ai đó gọi tên mình.
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định: tên gọi ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sự nghiệp sau này của đứa trẻ.
Cuộc họp lần thứ 19 năm 2002 của hội hành vi y học (SBM) chuyên thảo luận về vấn đề : “mối quan hệ giữa tên họ và tuổi thọ”, sau khi nghiên cứu cụ thể giấy chứng tử của những người tử vong từ năm 1969-1005 đã rút ra kết luận:
Những người mà tên họ viết rút lại mang ý nghĩa xấu như: Pig (lợn), Bum (kẻ nát rượu), Ugh (trách móc), Die (chết), Sad (buồn) … có tuổi thọ ngắn hơn so với những người có tên như Joy (vui vẻ), Love (yêu thương), Win (chiến thắng), Live (cuộc sống) …
Những người đàn ông tên họ có nghĩa tốt sẽ sống lâu hơn 7,28 năm so với những người có tên xấu.
Một cái tên có âm đọc, tiết tấu, thanh điệu. Âm thanh này liên tục tác động vào trí não từ nhỏ đến lớn, mà gây ra những tác động không nhỏ đến cơ thể chúng ta, do đó tên hợp hay không hợp, cũng góp phần thay đổi số phận.
Ngày xưa, các cụ thường đệm “Văn” cho con trai, và “Thị” cho con gái, giúp người khác phân biệt được giới tính. Đây là quan niệm phong kiến, cho rằng con trai lo văn chương đèn sách, con gái thì lo chợ búa, nội trợ.
Còn ngày nay thì có nhiều xu hướng đặt tên mới lạ.
Cứ tên hay thì số phận sẽ tốt?
Dĩ nhiên là không rồi. Nếu thế thì cứ đặt tên thật kiêu, thật đẹp. Đặt tên theo thủ tướng, chủ tịch nước, thì ắt con sẽ thành tài.
Mỗi tên họ có 1 âm thanh, tần số, tiết tấu khác nhau, và ý nghĩa cũng khác nhau.
Mỗi người cũng có 1 thể chất, tâm lý, khả năng, ưu nhược điểm khác nhau.
Cái tên đặt ra với mong muốn bạn chế bớt cái xấu, tăng cường cái tốt. Và mong muốn hướng con cái đến những điều cha mẹ muốn. Vì thế nên 1 cái tên hợp với người này, nhưng lại có thể xấu với người khác.
Ví dụ: thủ tướng nước ta là Nguyễn Tấn Dũng, đó là 1 cái tên rất mạnh mẽ, vững vàng. Nhưng không phải ai cũng “chịu” nổi cái tên đó. Người tầm thường, yếu đuối mà đặt tên đó, nhiều khi lại lợi bất cập hại.
Đặt tên theo ngũ hành là thế nào?
Hiện nay có 2 phương án đặt tên phổ biến, là đặt tên theo ngũ hành, và đặt tên theo thể cách.
- Đặt tên theo thể cách là tính số theo công thức của tên, dựa vào số nét chữ. Để xem độ tương hợp của họ, tên đệm và tên. Nhưng cách đặt tên này chưa có giá trị khoa học cao, chưa được nghiệm lý nhiều, và nghe cũng hơi “vô lý”. Sách thì tính cách bằng số nét chữ Hán, sách thì tính cách bằng số nét chữ Việt. Mà tên gọi tác động nhiều vào chúng ta, thường là phần tên, và 1 ít phần tên lót. Nên tôi không đánh giá cao cách đặt tên này.
- Đặt tên theo ngũ hành, có tính khoa học cao hơn. Tuy nhiên, ngũ hành của tên có thể xét theo âm đọc hoặc xét theo ngũ hành từ Hán-Việt.
Âm thanh chia làm 5 loại: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khác nhau ở cách phát âm:
+ Âm môi: thuộc hành Thủy.
+ Âm lợi: thuộc hành Mộc.
+ Âm lưỡi: thuộc hành Hỏa.
+ Âm họng: thuộc hành Thổ.
+ Âm răng: thuộc hành Kim.
Việc này xác định tác động của âm thanh vào trí não, liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ nói - tiếng Việt.
Còn việc xét ngũ hành theo ý nghĩa của từ Hán - Việt. Do tên của người Việt nói riêng, và ngôn ngữ tiếng Việt nói chung chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tiếng Hán. Do đó số lượng từ Hán - Việt sử dụng rất nhiều. Nếu nói về tên gọi thì hầu hết những người xung quanh chúng ta đều đang sử dụng tên với nghĩa Hán - Việt.
Do đó việc xác định ý nghĩa cụ thể của từ Hán - Việt, từ đó xác định ngũ hành của từ đó rất quan trọng. Nhiều người cùng 1 tên nhưng cha mẹ lại muốn đặt với ý nghĩa khác nhau, thì cũng phải căn cứ vào ý nghĩa của âm lót đi kèm để xác định chính xác ý nghĩa của từ.
Ví dụ: Phương có nghĩa là thơm - tính từ, thì phải đặt làm tên lót và đi kèm Phương Thảo, Phương Hoa, để có nghĩa là hoa thơm, cỏ thơm.
Còn muốn đặt nghĩa là vuông, đầy đặn, thì phải đặt ở tên chính.
Quân vừa có nghĩa là vua, nhưng cũng có nghĩa là binh lính, đặt Minh Quân ý nghĩa hoàn toàn khác với Trung Quân.
Việc này xác định tác động của âm thanh vào trí não, liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ nói - tiếng Việt.
Còn việc xét ngũ hành theo ý nghĩa của từ Hán - Việt. Do tên của người Việt nói riêng, và ngôn ngữ tiếng Việt nói chung chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tiếng Hán. Do đó số lượng từ Hán - Việt sử dụng rất nhiều. Nếu nói về tên gọi thì hầu hết những người xung quanh chúng ta đều đang sử dụng tên với nghĩa Hán - Việt.
Do đó việc xác định ý nghĩa cụ thể của từ Hán - Việt, từ đó xác định ngũ hành của từ đó rất quan trọng. Nhiều người cùng 1 tên nhưng cha mẹ lại muốn đặt với ý nghĩa khác nhau, thì cũng phải căn cứ vào ý nghĩa của âm lót đi kèm để xác định chính xác ý nghĩa của từ.
Ví dụ: Phương có nghĩa là thơm - tính từ, thì phải đặt làm tên lót và đi kèm Phương Thảo, Phương Hoa, để có nghĩa là hoa thơm, cỏ thơm.
Còn muốn đặt nghĩa là vuông, đầy đặn, thì phải đặt ở tên chính.
Quân vừa có nghĩa là vua, nhưng cũng có nghĩa là binh lính, đặt Minh Quân ý nghĩa hoàn toàn khác với Trung Quân.
Để chọn ra ngũ hành phù hợp với tên, người ta thường xem bằng Tử Bình (tứ trụ) để tìm ra ngũ hành khuyết thiếu, ngũ hành mất cân đối, từ đó đề ra ngũ hành của tên cần đặt.
Để tìm ra ý nghĩa tên nên đặt cho phù hợp, lại thường dùng tử vi, để xem xét ưu nhược điểm, nên hướng theo quan lộc, học hành, hay hướng về gia đình, nên mạnh mẽ, hay hiền lành. Từ đó đề ra ý nghĩa phù hợp cho tên cần đặt.